Chuyển đến nội dung chính

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh

Mới đây, tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GD&ĐT, Đề án ngoại ngữ quốc gia (NNQG) 2020 phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng, vấn đề này thêm lần nữa được “cày xới”, trước nhiều khó khăn, thách thức.

 

Giảng dạy đa ngoại ngữ trong trường học: Độc tôn tiếng Anh
Thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn đang là thách thức không nhỏ của chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học. Trong ảnh: Lớp tiếng Anh bậc tiểu học tại trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng). (Ảnh: Nguyễn Huy)

 

Tiếng Anh “độc tôn”

 

Theo quy định Bộ GD&ĐT, 5 ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc) được giảng dạy chính trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tùy điều kiện từng địa phương, 1 trong 5 ngoại ngữ này sẽ được lựa chọn làm môn học bắt buộc trong nhà trường.

 
TS. Vũ Thị Tú Anh, Phó vụ Giáo dục Trung học, Phó ban thường trực Ban quản lý Đề án NNQG 2020, cho hay: Tiếng Anh vẫn là lựa chọn độc tôn, chiếm đến 98% tổng số học sinh học ngoại ngữ, còn lại là ngoại ngữ khác.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, chương trình tiếng Anh khối tiểu học, triển khai từ lớp 3 với gần 500.000 học sinh theo học. Cấp THCS và THPT, có đến hơn 7 triệu học sinh đăng ký.

 

Thống kê từ vụ này, năm học 2012-2013, số học sinh học chương trình tiếng Pháp (kể cả tiểu học) chỉ trên 80.000 học sinh; tiếng Nhật được triển khai tại 32 trường trên toàn quốc với hơn 5.200 em; ngoài ra số lượng học sinh học tiếng Đức, Trung Quốc chỉ ở con số vài nghìn. “Bộ đang gặp khó khăn trong việc duy trì dạy tiếng Nga ở phổ thông. Hiện trên toàn quốc chỉ có khoảng 14 trường THPT chuyên dạy tiếng Nga với gần 1.300 học sinh theo học”, TS. Anh nói.

 

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh ông Nguyễn Hoài Chương nhận định: hơn chục năm nay, TP Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh ngoại ngữ trong trường học. Trong đó, có một nhánh học theo chương trình tiếng Anh đề án của Bộ, còn lại theo chương trình tăng cường, tự chọn...

 

TS Anh cho hay: điểm mới theo chủ trương của Bộ, các địa phương được giao quyền tự chủ lựa chọn chương trình dạy ngoại ngữ 2. Thay vì quy định học từ lớp 6 đến 12, với số tiết 2-4 tiết/tuần (đạt bậc 2 hoặc bậc 3), các địa phương căn cứ trên điều kiện thực tế, linh hoạt lựa chọn các môn ngoại ngữ 2 phù hợp.

 

Ngổn ngang

 

Theo Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, ông Nguyễn Hoàng, giải pháp dạy đa ngôn ngữ trong trường học thiếu ổn định, bền vững và không nhất quán.

 

Có thời kỳ, ngành giáo dục rầm rộ dạy học tiếng Nga, sau đó lại ngắt quãng. Đội ngũ giáo viên này hoặc chuyển nghề, hoặc chuyển sang dạy ngoại ngữ khác. Giờ, tuyển sinh tiếng Nga khó khăn, thiếu giáo viên...

 

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Bến Tre nhận định rất khó duy trì các lớp ngoại ngữ 2 do thiếu cơ sở vật chất; nhiều ban giám hiệu các trường ngại mở lớp do thiếu định biên (khoán biên chế quỹ lương) thiếu SGK và các bộ tiêu chí đánh giá. Bà Đoàn Thị Minh Công, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương trăn trở: lo nhất là thiếu đội ngũ giáo viên ngoại ngữ, học sinh “đạt chuẩn”. Tiếng Anh là ngoại ngữ chính, tuy nhiên số giáo viên này đạt chuẩn chỉ chiếm dưới 30%.

 

Thống kê 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn. Ông Nguyễn Hoàng Chương cho rằng: chủ trương dạy đa ngoại ngữ trong trường học được Chính phủ ban hành từ năm 1968, tuy nhiên, đến nay, ngoài đề án NNQG 2020, chúng ta chưa có nhiều chính sách rõ ràng, cụ thể.

 

Cái thiếu trước hết là cơ chế, chính sách, cần xác định đưa ngoại ngữ vào lớp nào, hình thức nào bắt buộc hay tự chọn rồi mới tính đến chất lượng dạy học ngoại ngữ. PGS.TS Thành đồng tình: phải có chính sách dạy đa ngoại ngữ cụ thể, gắn liền với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục, các chương trình giáo dục tổng thể, cần tính tới việc tăng thời lượng dạy hơn 1 ngoại ngữ.

 

Tiếng Pháp được xem như ngoại ngữ chính thứ 2, sau tiếng Anh. Chỉ riêng tiếng Pháp ngoại ngữ 2 có khoảng 40.000 học sinh theo học. Nhưng đến nay, Bộ chưa có bộ SGK chính thức. TS. Hồ Ngọc Trung (Viện ĐH Mở Hà Nội) kiến nghị: cần có chương trình tổng thể cho các bậc học, tránh tình trạng manh mún, thiếu nhất quán dạy học ngoại ngữ như hiện nay. Thực trạng sinh viên dù học 7 năm ngoại ngữ ở THPT nhưng vẫn phải đào tạo lại ở bậc ĐH.

 

Việt Nam có những tiến bộ vượt bậc về trình độ tiếng Anh. Kết quả điều tra, khảo sát của tổ chức The English First tại 60 nước tham gia, năm 2013 Việt Nam vươn lên đứng vị trí số 28 về trình độ tiếng Anh vượt cả Trung Quốc, Nga, Y, Thái Lan... Năm 2011-2013, vị trí này của Việt Nam ở bậc 39 và 31. TS Anh cho hay.

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Áo ngực và những điều cần lưu ý

Việc chọn size áo ngực cách ngoài việc làm tăng độ quyến rũ cho bạn gái nó còn có tác dụng bảo vệ núi đôi.   Bộ sưu tập nội y tuyệt đẹp   Tác hại của việc không chọn size áo ngực hạp: - Áo ngực quá rộng khiến chị em không tự tín, dây áo ngực dễ bị tuột, áo ngực không có khả năng nâng đỡ ngực khiến ngực bị xệ, xấu. - Áo ngực quá chật thì lại khiến chị em khó chịu, thỉnh thoảng khó thở vì quá chật chội, những quai dây áo ngực hằn từng vết trên da làm đau, hoạt động không được thoải mái. - Áo ngực quá chật khiến “núi đôi” phát triển không tốt, hạn chế sự phát triển của ngực, dễ bị nguy cơ ung thư vú và nhiều bệnh lí khác về vú. Cách chọn size áo ngực hạp là: - Mỗi size áo ngực được viết kí hiệu size là A70, A75, B70, B75… Trong đó các chữ cái A, B, C, D là ký hiệu chỉ kích tấc đo từ chân ngực tới đỉnh (gọi là cup size): A - Có size áo ngực lại viết kích tấc theo số như là size 34/70 , 35/75, 36/80…kí hiệu số 70,75, 80 là kích tấc vòng dây ôm quanh lưng tính theo đơn vị centimet ( đo sát d

Sắm quần tất đẹp giá rẻ cho mẹ bầu .

'Săn' đồ cho bé diện Noel Tuy nhiên, chiếc vòng cổ như cô người mẫu của Lanvin có thể làm nhiều người gợi nhớ đến cái gông đeo cổ hơn là một món trang sức. Điều này còn chứng tỏ bạn rất tự tin và chỉ riêng điều đó thôi đã tạo nên sức hấp dẫn của bạn. Mặc kệ những ống kính đang săm soi từng "ngóc ngách" trên cơ thể, Paris vẫn tự tin rảo bước trên phố và khiến biết bao nhiêu người đi đường phải ngoái lại nhìn với ánh mắt dò xét. Biên bản pháp y của cảnh sát cho biết, Wendy đã bị hãm hiếp trước khi chết, nguyên nhân tử vong của nạn nhân là do bị thắt cổ, hung khí chính là chiếc quần tất của cô. quần tất da chân hàn quốc Chất liệu mềm mịn, ấm và ôm chân, co giãn hết sức linh hoạt, bạn có thể tự tin và thoải mái đi lại, chạy nhảy suốt cả ngày mang lại cho bạn cảm giác thoải mái khi mang tất Với chương trình "Lướt phố sành điệu cùng Levi’s", khi mua hàng có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên, bạn sẽ nhận ngay thẻ cào trúng các giải thưởng bao gồm 2 xe Yamaha Exc

Phụ nữ Úc mơ ước ngực nhỏ lại!

Theo nghiên cứu, càng ngày càng nhiều đàn bà Úc có vòng một ngoại cỡ, trên 40% người đẹp có nhu cầu mua áo ngực với cỡ DD (tương đương với vòng một có số đo từ 90-122cm) hoặc cao hơn. Các nhà cung cấp áo nịt ngực cho đàn bà từ các thương hiệu khác nhau tiết lậu rằng, họ thậm chí còn giới thiệu cả những mẫu áo ngực có cỡ to hơn nữa như cỡ J và K chả hạn. tổng giám đốc David Gow của thương hiệu đồ lót xuất khẩu Triumph cho biết 55% đàn bà Úc mặc áo nịt ngực cỡ D và rộng hơn tăng 10% so với 5 năm trước. Các chuyên gia nước này thì đổ lỗi cho sự gia tăng của bệnh béo phì, thuốc tránh thai và hoóc môn nhân tạo. Họ cũng cho rằng phần đông những đàn bà có vòng một to là do họ dành rất ít thời kì cho tập thể dục thể thao điều này làm tăng sự phát triển ở ngực cũng như bệnh béo phì gia tăng. Victoria Jubb, chuyên gia nghiên cứu của công ty đồ lót xuất khẩu Eveden tại Úc cho biết bệnhbéo phì góp phần đáng kể làm tăng kích tấc ngực lớn, ngay cả ở những người đàn bà có vóc dáng nhỏ nhắn cũng sở hữ